Vi:Highways

From OpenStreetMap Wiki
Jump to navigation Jump to search

Đường bộ trên OSM được thể hiện bằng một lối mở way được gắn thẻ highway=* với giá trị phù hợp tuỳ theo loại đường bộ. Thẻ highway được dùng để biểu diễn tất cả mọi loại đường trên mặt đất từ đường cao tốc đến ngõ ngách, cầu cống, lối mòn, từ đường đô thị đến đường rừng, đường núi, v.v. Thẻ highway=* còn được dùng để đánh dấu tất cả những đối tượng bản đồ (node, area) trên đường và liên quan tới đường bộ như giao lộ, trạm dừng, biển báo, v.v. Tất cả những đối tượng đó được tóm tắt trong bảng các đối tượng bản đồ.

Quy định của pháp luật Việt Nam

Về phân loại đường bộ

Theo Điều 3 và Điều 39 Luật giao thông đường bộ thì

  • Đường cao tốc là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định;
  • Quốc lộ là đường nối liền Thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ ba địa phương trở lên; đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ; đường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, khu vực;
  • Đường tỉnh là đường nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành chính của huyện hoặc trung tâm hành chính của tỉnh lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
  • Đường huyện là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện;
  • Đường xã là đường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn, làng, ấp, bản và đơn vị tương đương hoặc đường nối với các xã lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã;
  • Đường đô thị là đường trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị;
  • Đường chuyên dùng là đường chuyên phục vụ cho việc vận chuyển, đi lại của một hoặc một số cơ quan, tổ chức, cá nhân.


Về cách đặt tên và số hiệu đường bộ

Theo Điều 4 Nghị định 11/2010/NĐ-CP và theo Điều 3 Nghị định 91/2005/NĐ-CP thì

  • Tên đường bộ bao gồm chữ “Đường” (đối với đường bộ ngoài và trong đô thị) hoặc “Đại lộ”, “Phố”, “Ngõ”, “Ngách”, “Kiệt”, “Hẻm”, (đối với đường bộ trong đô thị);
  • Số hiệu đường bộ gồm chữ viết tắt hệ thống đường bộ (“QL” cho quốc lộ, “CT” cho đường cao tốc, “ĐT” cho đường tỉnh, “ĐH” cho đường huyện, “ĐĐT” cho đường đô thị, “ĐCD” cho đường chuyên dùng) và số tự nhiên cách nhau bằng dấu chấm (“.”).

Ví dụ, theo Phụ lục của Quyết định số 15/2010/QĐ-UBND của tỉnh Tuyên Quang Về việc ban hành Quy định về quản lý và bảo trì đường bộ thực hiện trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang thì

Quốc lộ
Tên Số hiệu
Quốc lộ 2 QL.2
Quốc lộ 37 QL.37
Quốc lộ 2C QL.2C
Quốc lộ 279 QL.279
Đường tỉnh
Tên Số hiệu
Đường tỉnh 187 ĐT.187
Đường tỉnh 190 ĐT.190

Trong tài liệu trên thì không có cột tên đường tỉnh riêng mà gộp chung với cột số hiệu đường tỉnh. Tên đường tỉnh bắt đầu bằng "Đường tỉnh" ở đây được suy ra một cách hợp lý từ tên quốc lộ.

information sign

Các quy ước sau thường ít dùng trong thực tế


Đường huyện Na Hang
Tên Số hiệu
Đường Đà Vị - Đồng Thái ĐH.04
Đường Yên Hoa - Côn Lôn ĐH.08
Đường huyện Chiêm Hoá
Tên Số hiệu
Đường Yên Lập - Bình Phú - Kiên Đài ĐH.04
Đường Phúc Thịnh - Tân Thịnh - Hoà An ĐH.08

Trong tài liệu trên thì không có chữ "Đường" trong tên đường huyện. Ở đây thêm vào chữ "Đường" cho khớp với quy định của pháp luật.

Đường đô thị huyện Na Hang
Tên Số hiệu
Đường nội khu QH tổ 5 ĐĐT.06
Đường nội khu QH tổ 3 ĐĐT.07
Đường đô thị huyện Chiêm Hoá
Tên Số hiệu
Đường số 6 ĐĐT.06
Đường số 8 ĐĐT.07
Đường đô thị thành phố Tuyên Quang
Tên Số hiệu
Đường Bình Thuận ĐĐT.06
Đường Phan Thiết ĐĐT.07
Đường Nguyễn Văn Linh ĐĐT.10
Đường Hà Huy Tập ĐĐT.13
Đường nội bộ khu C ĐĐT.18
Ngõ 51 đường Hà Huy Tập ĐĐT.20

Quy ước vẽ bản đồ Việt Nam trên OpenStreetMap (tham khảo)

Lưu ý : Tuỳ từng trường hợp mà cách đặt tên đối tượng không nhất thiết phải quá bài bản khi người dùng có thể hiểu được tên ngắn gọn (tên riêng của đối tượng). Các quy tắc dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo và không nhất thiết là quy ước bắt buộc của cộng đồng OSM Việt Nam.

Về phân cấp đường lộ

Về phân cấp hành chính thì ngày trước hệ thống đường lộ được chia thành "quốc lộ", "tỉnh lộ", "hương lộ" và "huyện lộ", nhưng sau này nhà nước đổi lại thành "quốc lộ", "đường tỉnh" và "đường huyện". Trong đó hệ thống đường tỉnh được đánh số lại thành hệ thống chuẩn quốc gia với 3 chữ số (xem Phụ lục) nên các tên tỉnh lộ trở thành tên cũ. Ví dụ Đường tỉnh 490 là "Tỉnh lộ 55" của Nam Định ngày trước; Đường tỉnh 826C là "Hương lộ 12" của Long An ngày trước. Trong dân gian thì nhiều người vẫn quen dùng các tên tỉnh lộ, hương lộ cũ . Vì thế trên bản đồ chúng ta nên thêm các tên tỉnh lộ cũ (có 1-2 chữ số) vào thẻ old_name=Tỉnh lộ X hoặc old_name=Hương lộ X.

Về phân cấp thiết kế thì TCVN 4054 : 2005 chia làm đường cao tốc và 6 cấp đường ô tô, không có ngõ hẻm.

Đề xuất quy tắc gắn thẻ trên OpenStreetMap

Ở đây dựa theo các ký hiệu đường của OSM mà ta chia thành 8 cấp đường (từ 1A đến 6) kết hợp cả phân cấp thiết kết với phân cấp hành chính. Tương ứng giữa các cấp đường trên bản đồ (từ 1A đến 6) với cấp thiết kế (từ Cao tốc, I đến VI, bỏ qua cấp V - đường đô thị) như sau: 1A-1B-2-3-4-6 ~ Cao tốc-I-II-III-IV-VI.
Dựa theo bản tiếng Anh, theo pháp luật Việt Nam và tham khảo cách dùng thẻ highway của các nước trên thế giới, cách gắn thẻ highway=* được đề xuất như sau (có những điểm khác với hiện trạng và truyền thống):

Hệ thống đường bộ

Hệ thống các loại đường lộ được xếp theo thứ tự tầm quan trọng (cấp bậc) từ cao xuống thấp: Đường cao tốc > quốc lộ > đường tỉnh > đường huyện / đường đô thị chính > đường đô thị phụ > đường xã / đường đô thị trung > đường đô thị nhỏ / xóm ấp > Ngõ / ngách / hẻm (kiệt).

Đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình
1A. highway=motorway Biểu diễn trên OSM Biển báo Đường cao tốc
Đường cao tốc, tức đường dành riêng cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; giới hạn cả tốc độ lớn nhất lẫn tốc độ nhỏ nhất.
QL.1 qua Nam TP Hà Tĩnh - Kỳ Anh
1B. highway=trunk Biểu diễn trên OSM
Quốc lộ hoặc xa lộ. Quốc lộ là những đường quốc lộ nối thủ đô, các đô thị trực thuộc Trung ương và nhiều tỉnh thành khác. Xa lộ là những đường phố có quy mô lớn giữ vị trí quan trọng trong hệ thống giao thông đô thị. Xa lộ thường khá hiện đại và được thiết kế để tải lưu lượng giao thông cao (dù vậy, chúng không được phân loại là đường cao tốc).
Đường tỉnh 769 ở Đồng Nai
2. highway=primary Biểu diễn trên OSM
Đường tỉnh hoặc đường đô thị chính (bao gồm làn xe máy của các đại lộ). "Đường đô thị chính" là những đường chạy xuyên suốt cả một (hoặc vài) tỉnh / thành phố, tạo nên trục giao thông chính cho tỉnh / thành phố đó.
Đường Duyên Hải ở Cần Giờ, TP.HCM
3. highway=secondary Biểu diễn trên OSM
Đường đô thị phụ hoặc Đường huyện (cấp quận - huyện). Ở mức đô thị, loại đường này góp phần làm giảm lưu lượng giao thông ở các tuyến chính lớn hơn.
Đường Nguyễn Du ở TP. Hồ Chí Minh
4. highway=tertiary Biểu diễn trên OSM
Đường xã và đường đô thị tương đương (cấp phường và liên phường).
Phố Tăng Bạt Hổ ở Hà Nội
5. highway=residential Biểu diễn trên OSM
Đường đô thị nhỏ, cục bộ (trong phường, khu phố). Cũng dùng thẻ này cho các con ngõ rộng hoặc đường trong khu đô thị, chung cư... mà ô tô có thể đi vừa.
Một kiệt nhỏ ở phố cổ Hội An
6. highway=service Biểu diễn trên OSM
Đường chuyên dụng và những ngõ ngách (kiệt, hẻm) trong đô thị. Đường chuyên dụng là những đường dùng riêng cho một tổ chức hay cá nhân, hay lối đi trong các khuôn viên, được chỉ định bằng service=driveway với access=private hoặc access=destination. Các ngõ hẻm được chỉ định bằng service=alley. Lưu ý là các ngõ hẻm lớn trải nhựa cho xe ô tô lưu thông được thì vẫn để ở cấp 5 highway=residential (VD: Ngõ Huế, Hà Nội,Hẻm 18A đường Nguyễn Thị Minh Khai, TP.HCM.)
7. highway=unclassified Biểu diễn trên OSM

Đường không được phân loại, thường là các con đường nằm trơ. Lưu ý rằng mặc dù nằm đơn lẻ nhưng những con đường này vẫn có chất lượng tốt.

Các loại đường đặc biệt

Biển cấm đầu phố đi bộ Ông Ích Khiêm, Hà Nội
Phố đi bộ Lương Ngọc Quyến vào đêm, Hà Nội
highway=pedestrian Biểu diễn trên OSM
Phố đi bộ, thường dùng để mua sắm và ăn uống, hoặc quảng trường, plaza. Quảng trường, plaza được chỉ định bằng thẻ area=yes.
highway=living_street Biểu diễn trên OSM
Phố sinh hoạt, đường nội bộ trong khu dân cư, các loại xe bị hạn chế tốc độ tối đa (thường dưới 20 km/h) và trên đường thường có thiết kế nhiều gờ ngang để hạn chế tốc độ của xe. Không nên dùng thẻ này khi vẽ bản đồ Việt Nam vì hiện nay thẻ này không phù hợp với bất kỳ loại đường nào.
highway=track Biểu diễn trên OSM
Đường đất đỏ trong rừng Chiến Khu Đ, Đồng Nai
Đường đất, đường nông nghiệp thường dành cho xe cơ giới nông nghiệp vận chuyển nông sản. "Đường đất" này phân biệt với các loại đường mòn (highway=path) ở chỗ xe cơ giới có thể qua được.

Các loại lối đi

highway=path Biểu diễn trên OSM
Đường mòn, đường đất ở nông thôn, trên đồng, trong rừng, trên núi, v.v. Thường chỉ có người đi bộ và xe thô sơ (xe đạp, và ở Việt Nam thì thường là xe máy) đi qua. Xem Vi:Hiking để biết thêm về các loại đường mòn trong môn đi bộ đường dài và leo núi.
Đường bậc thang lên đỉnh Vua núi Ba Vì
highway=steps Biểu diễn trên OSM
Đường bậc thang, thường là đường lên núi.
Cầu vượt bộ hành ở Văn Thánh, TP.HCM
highway=footway Biểu diễn trên OSM
Đường đi bộ, dành riêng cho người đi bộ. Đường đi bộ này khác với phố đi bộ (highway=pedestrian) ở mục đích là dành cho người đi bộ (và có thể cả xe đạp) di chuyển chứ không phải để người đi mua sắm, giải trí. Nó cũng khác với lối đi bộ trên vỉa hè hoặc lề đường (sidewalk=*) ở chỗ không có đường xe cơ giới bên cạnh.
highway=cycleway Biểu diễn trên OSM
Đường dành riêng cho xe đạp
Đường từ Trạm Tôn lên đỉnh Fansipan